NƯỚC NHIỄM MẶN LÀ GÌ VÀ CÁCH XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM MẶN

Ở Việt Nam trong vài năm gần đây, nước nhiễm mặn đang là một thực trạng đáng báo động và có xu hướng diễn ra thường xuyên và kéo dài hơn. Đặc biệt, tình trạng nước nhiễm mặn xảy ra trên một diện rộng ở các tỉnh Nam Bộ như Bến Tre, Cà Mau… Vậy nước nhiễm mặn là gì và cách xử lý ra sao?

Nước nhiễm mặn là gì?
Nước nhiễm mặn là dạng nước có hàm lượng muối hòa tan (nhiều nhất là NaCl) vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Theo QCVN về chất lượng nước dùng để phục vụ sinh hoạt và ăn uống mà vượt quá 300mg / l thì nguồn nước này đã bị nhiễm mặn.

Nguồn nước nhiễm mặn hầu như chỉ xuất hiện ở nơi vùng trũng, gần biển. Tuy nhiên, ở trong thời gian khô hạn kéo dài

làm cho nước ngọt ngày can khan hiếm. Do đó sự xâm nhập của nước biển đi sâu vào trong đất liền cũng ngày càng sâu và nhanh hơn rất nhiều. Vì vậy, không những các nguồn nước ở sông, hồ, ao, suối. Mà chính cả những nguồn nước sinh hoạt, nước giếng khoan của người dân cũng bị nhiễm mặn theo.

Tác hại khi sử dụng nguồn nước nhiễm mặn:
Nước nhiễm mặn gây ra rất nhiều các hậu quả lớn trong đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Cụ thể:
+ Nước nhiễm mặn khi sử dụng trong sinh hoạt gây ra các hiện tượng mẩn ngứa, làm da tổn thương thậm chí dẫn đến nhiễm trùng. Các thiết bị sử dụng với nước nhiễm mặn sẽ bị gỉ sét, ăn mòn nhanh chóng.
+ Trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng nước nhiễm mặn để phục vụ cho công việc tưới tiêu cây trồng sẽ làm giảm sức phát triển của cây trồng thậm chí còn có khả năng làm chết cay, thêm nước ta đa phần là trồng cây ưa nước ngọt nên đối với những khu vực bị hạn mặn thì thường kết quả là mất trắng. Ngoài ra dùng nước bị nhiễm mặn tưới tiêu còn làm giảm chất lượng đất trồng trọt dẩn đến việc bắt buộc phải thay đỗi loại cây trồng, mục đích sử dụng đất.
+ Trong nuôi trồng thủy sản, Các ao nuôi tôm do tình hình hạn mặn dẩn đến tôm chết hàng loạt, mầm bệnh cũng tăng làm thiệt hại rất lớn cho các hộ nuôi tôm tại đây. Ngoài ra các ao nuôi cá tra, trê, mè cũng xảy ra tình huống tương tự, diện tích nuôi thủy hải sản bị thu hẹp một cách đáng kể và có nguy cơ phá vỡ quy hoạch nuôi thủy hải sản.

Tác hại của nước nhiễm mặn

Phương pháp xử lý nước nhiễm mặn:
Lọc nước nhiễm mặng bằng phương pháp thẩm thấu ngược (máy lọc RO): Dùng màng lọc RO thẩm thấu bằng Axetyl Xenlulo, để tách muối ra khỏi nước nhiễm mặn là vì màng lọc này chỉ cho phép nước đi qua còn các hóa chất khác như muối hòa tan sẽ bị giử lại ở màng lọc.
Xử lý nước nhiễm mặn bằng phương pháp chưng cất nhiệt: Chưng cất nhiệt là phương pháp có tuổi thọ khá lâu và được ông cha ta lưu truyền từ đời này sang đời khác. Phương pháp này rất dễ dàng làm. Bạn chỉ cần đun nóng nước cho đến khi sôi rồi sau đó để nước bay hơi, ngưng tụ lại thành nước ngọt.  Phương pháp này có ưu điểm là dể làm và chi phí thấp, nhưng nhược điểm của nó cũng rất lớn là tốn nhiều thời gian và hao tốn nguyên liệu dùng làm chất đốt.
Sử dụng cát thạch anh là một loại vật liệu lọc nước giếng khoan phổ biến nhất được sử dụng để tách muối hòa tan ra khỏi nước.

Để hiểu rõ thêm về nước nhiễm mặn và cách xử lý nước nhiễm mặn. Hãy đến STEPS, đơn vị chuyên thiết kế, thi công công nghệ và vận hành hệ thống lọc nước để đảm bảo nước ở đầu ra của hệ thống xử lý luôn được chất lượng như yêu cầu đã cam kết với chất lượng cao và giá cả hợp lý.

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ STEPS
‣ C.314 Khu dân cư Hồng Loan, Phường Hưng Thạnh, Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ

‣ Website: https://www.stepsvn.com/
‣ Hotline: 0917351381

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *